Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thực phẩm cay có thể giúp cải thiện các triệu chứng lạnh do có chứa capsaicin, thành phần hoạt tính sinh học trong ớt. Capsaicin phá vỡ chất nhầy, có thể giúp giảm ho và đau họng. Tuy nhiên, capsaicin cũng làm tăng sản xuất chất nhầy, gây chảy nước mũi nhiều hơn.
Thực phẩm cay có thể làm tăng tuổi thọ của biểu mô niêm mạc mũi họng từ đó giảm hiện tượng viêm họng mạn tính teo: Một nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho thấy những người ăn thực phẩm cay 6 – 7 lần một tuần có nguy cơ viêm họng mạn thấp hơn 14% so với những người ăn thực phẩm cay ít hơn một lần một tuần. Nghiên cứu cũng cho thấy, người dùng thường xuyên thực phẩm cay như ớt tươi và ớt khô giúp các tuyến tiết nhày nằm dưới lớp biểu mô hô hấp vùng mũi họng thường xuyên tăng tiết, tránh bám dính của dịch từ xoang chảy xuống hoặc dịch trào ngược từ dạ dày lên nên giảm tác động của acid có trong dịch dạ dày và vi khuẩn có trong dịch xoang tác động trực tiếp vào niêm mạc họng từ đó giảm tần suất và mức độ viêm.
Rhianon Condello, chuyên gia dinh dưỡng tại khu vực Rochester cho biết, giống như hầu hết các loại rau, có chất có vị cay được coi là chất chống oxy hóa mạnh, giúp phòng chống ung thư vòm, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản…, giảm tình trạng khô mạch vùng mũi họng từ đó giảm hiện tượng chảy máu mũi trong mùa khô, lạnh.
Tuy nhiên, thực phẩm cay làm tăng cảm giác buồn nôn và đau dạ dày, điều này ảnh hưởng tới sự tái phát của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, từ đó làm tăng biểu hiện của bệnh họng và thanh quản do trào ngược.
Ớt và hạt tiêu giúp tăng hấp thu chất béo, tăng chỉ tiêu năng lượng, giảm sự thèm ăn… do đó có thể sử dụng một lượng vừa đủ để điều trị viêm mũi xoang, viêm họng, thanh quản do trào ngược dạ dày thực quản.
Để cân bằng các tác dụng có lợi và các phản ứng bất lợi của thực phẩm có vị cay, hãy lắng nghe cơ thể của bạn khi ăn để điều chỉnh lượng phù hợp nhé!