1. Ngũ cốc
Những thực phẩm nằm trong nhóm này là gạo, yến mạch, lúa mì, ngô,
Nhiều người có thói quen ăn ngũ cốc chung với các thực phẩm như dâu, nước cam,… song nên hạn chế cách ăn này bởi chúng làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Thay vào đó, hãy thử dùng ngũ cốc với sữa, vừa cung cấp dinh dưỡng tốt, vừa hạn chế bổ sung sắt và hấp thu sắt.
2. Sữa và chế phẩm từ sữa
Bệnh nhân Thalassemia, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn hấp thu Vitamin D và canxi.
Vì thế bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa tươi, kem, sữa ít béo,… là cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Sữa sẽ bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt, đồng thời giúp kiểm soát sắt hấp thu tốt hơn.
3. Thực phẩm giàu Vitamin E
Vitamin E là chất oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe, chống lại chất oxy hóa gây hại và làm chậm quá trình lão hóa. Với bệnh nhân Thalassemia, bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin giúp tăng khả năng đáp ứng với thuốc điều trị tăng sinh hồng cầu.
Một số thực phẩm giàu Vitamin E được khuyến cáo trong thực đơn của bệnh nhân Thalassemia gồm: dầu hạnh nhân, dầu đậu nành, quả bơ, dầu ô liu,…
4. Trà, cà phê và gia vị
Những thức uống như trà, cà phê có khả năng làm hạn chế hấp thu sắt – điều quan trọng mà mọi bệnh nhân Thalassemia cần đạt được. Trong đó, trà xanh chứa những chất rất tốt trong kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể, người bệnh được khuyến cáo nên uống trà xanh mỗi ngày.
Ngoài ra, một số loại gia vị, tiêu biểu là rau oregano sẽ có tác dụng tương tự.
5. Thực phẩm giàu canxi
Ngoài sữa, bệnh nhân Thalassemia cần bổ sung tăng cường canxi từ những thực phẩm khác. Đáp ứng tốt dinh dưỡng này giúp hạn chế hấp thu sắt và giảm tình trạng tích tụ sắt dư thừa, đồng thời tốt cho sức khỏe của xương và chất dẫn truyền thần kinh.
Những thực phẩm giàu canxi nên được dùng thường xuyên gồm: trứng, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, hạnh nhân,… Tuy nhiên nên kiểm soát ăn số lượng thực phẩm vừa đủ để cơ thể không hấp thu quá nhiều canxi.
6. Rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, chúng hoạt động như những chất oxy hóa tự nhiên. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm biến chứng do Thalassemia gây ra.
* Bệnh Thalassemia nên kiêng ăn gì?
Bệnh nhân Thalassemia cần tránh một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cũng như các chất làm tăng hấp thu sắt. Cụ thể:
1. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Thực phẩm chứa nhiều sắt cần kiểm soát với hàm lượng thấp trong chế độ ăn và hạn chế không ăn thường xuyên. Nhóm thực phẩm này cần tránh gồm:
Hải sản.
Những loại hải sản chứa nhiều sắt gồm: cá, hến, trai, sò,…
Thịt.
Các loại thịt đỏ rất giàu sắt như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, thịt gà phần sẫm màu hoặc trong trứng, gan động vật.
Rau củ.
Các loại rau củ chứa nhiều sắt gồm: khoai tây, rau ngót, đậu lăng, củ cải,…
Đặc biệt là những bệnh nhân Thalassemia nhỏ tuổi nên kiểm soát lượng thịt cá hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày, thay vào đó là những loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt,…
2. Những thực phẩm làm tăng hấp thu sắt
Những loại thực phẩm này không chứa nhiều sắt nhưng khi kết hợp trong bữa ăn, nó khiến cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Điều này rất nguy hiểm cho bệnh nhân Thalassemia, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi.
Nhóm thực phẩm này bao gồm:
Hoa quả giàu Vitamin C: bưởi, cam.
Thực phẩm lên men như bia, dưa bắp cải, đậu nành lên men.