Hầu hết là cấm A được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng suy hô hấp, trong đó có 1 ca 58 tuổi đang chạy ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhân là ông L.V.T. (58 tuổi, ở Tuyên Quang), có tiền sử tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy trì việc dùng thuốc đều đặn. Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở và tự điều trị trong 1 tuần. Tình trạng không cải thiện, ông nhập viện và được chẩn đoán nhiễm cúm A. Dù được điều trị nhưng bệnh nhân bị suy hô hấp nặng và phải đặt ống nội khí quản và chuyển viện. Bệnh nhân tổn thương phổi lan tỏa gần như toàn bộ hai bên. Hiện các chỉ số sinh tồn tạm ổn nhưng tình trạng sốc và nhiễm trùng vẫn rất nặng.
Tuy cúm là bệnh lành tính, có thể tự khỏi, nhưng nguy cơ biến chứng cao. Phổ biến là viêm phổi, nặng hơn là bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong.
Không chỉ riêng ở Việt Nam, trên thế giới, bệnh cấm mùa gia tăng ở nhiều quốc gia. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, kết quả giám sát cúm trên thế giới, ở châu Âu xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm.
Ở châu Á, chủ yếu là cúm AH1N1-BDM09. Tại Nhật Bản, từ 20 đến 26/ 1, cả nước ghi nhận gần 54.600 ca nhiễm mới. Số lượng người nhiễm cúm mới đang có xu hướng giảm nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo vẫn không thể chủ quan do thể loại cúm B có dấu hiệu tăng, thay thế cho loại cúm A đang phổ biến hiện nay.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết đang tiếp tục theo dõi, bám sát những diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp.