Trước khi nhập viện, bệnh nhi bị áp xe phần mềm vùng cổ một thời gian. Khi nhập viện, bệnh viện đã theo dõi và gửi mẫu bệnh phẩm đến Bệnh viện Nhiệt đới để làm xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn gây nên căn bệnh Whitmore.
Người nhà bệnh nhân cho hay: “Nguồn lây bệnh, chị cũng không biết ở đâu. Trước khi nổi hạch, khám ở tuyến dưới rồi chuyển lên đây, uống 3 tuần thuốc, đến tuần thứ 4 là bắt đầu mổ, nhập viện điều trị.”
Vi khuẩn gây nên căng bệnh Whitmore xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu:
- Các vùng da bị trầy xước.
- Thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm khuẩn.
- Bệnh rất hiếm lây từ người sang người hay từ động vật sang người.
- Xảy ra ở mọi lứa tuổi.
BS CKI Phạm Đức Minh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: “Hiện nay, kháng sinh theo phác đồ đã được sử dụng 8 ngày. Sau 8 ngày dùng kháng sinh, bệnh nhân ổn định, không sốt, ăn uống được, không sụt cân. Khối áp xe vùng cổ đã nhỏ lại và khô.”
Ông Lưu Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Lãnh đạo Sở cũng quan tâm, cũng chỉ đạo Bệnh viện Nhi của tỉnh tập trung và tích cực điều trị cho bệnh nhi. Cháu chắc có lẽ là đáp ứng tốt với điều trị. Chỉ đạo cho Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc, nơi phát sinh ca bệnh tập trung điều tra dịch tễ. Nếu có yếu tố dịch tễ thì có thể xử lý dịch bề mặt.”