Nên lưu ý thức ăn sau khi đã nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2 tiếng và dễ hư hỏng ở nhiệt độ cao. Mặt khác, vào mùa hè nhiệt độ từ 35-40 độ C lại là điều kiện thích hợp để vi khuẩn, nấm… sinh sôi và phát triển. Vì vậy, tốt nhất nên nấu đủ lượng thực phẩm dùng cho một bữa. Nếu thực phẩm sau chế biến dư thừa thì cần bảo quản thức ăn chín đúng cách bằng tủ lạnh như sau:
1. Phân loại, sắp xếp thức ăn chín. Để dành riêng ngăn cho từng loại thức ăn. Các loại thịt sống, rau xanh nên để riêng với thức ăn đã nấu chín. Các cơ sở chế biến cần phân loại tủ bảo quản thực phẩm sống và tủ bảo quản thực phẩm chín riêng biệt.
2. Để thức ăn nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Vì thức ăn còn nóng cho vào ngăn mát dễ biến chất, nhanh hỏng, đồng thời hơi nóng ngưng đọng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
3. Nếu thức ăn chín là rau xanh, chỉ nên để vài tiếng trước khi ăn, không nên để quá 12 giờ đồng hồ. Các món ăn được nấu thông thường xào luộc như thịt bò, gà, lợn, khi nấu chín chỉ nên để từ 1-2 ngày. Các loại thịt muối như chân gà muối, gân bò, nem chua để được 3-5 ngày.Các món kho nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 ngày. Trứng và các sản phẩm từ trứng cần sử dụng trong 2h ngay sau khi chế biến và tránh để qua đêm.
4. Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, đặc biệt vào mùa hè.
Mùa hè còn là mùa cao điểm về du lịch, vì vậy việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được tuyên truyền rộng rãi đến từng cá nhân, gia đình cũng như nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm. Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.