Bỏ công ăn việc làm, bỏ cả nhà cửa, túc trực bệnh viện suốt cả tuần nay. Chị Hoàng Thị Hà (phường 12, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) không ngờ căn bệnh tiêu chảy cấp lại khiến gia đình bị đảo lộn. Nhưng lo ngại hơn là sức khỏe của con nhỏ.
Chị Hà cho biết: “Bé không quen đồ ăn hay sao đó, đầu tiên là ói, sang đến ngày hôm sau là tiêu chạy. Bây giờ kèm theo sốt.”
Giống như con của chị Hà, nhiều em nhỏ đã nhập viện do bị tiêu chảy cấp. Cùng với viêm phổi thì tiêu chảy cấp đang là căng bệnh phổ biến ở trẻ em từ đầu tháng 12 đến giờ. Trong 100 bệnh nhi đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Động thì hơn 20% là do tiêu chảy cấp.
BS Trần Xuân Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Lầm Đồng cảnh báo: “Bé đi cầu trên 3 lần trên ngày và phân nhiều nước. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Mất nước nặng có thể dẫn đến sốc, trụy mạch và cũng có thể dẫn đến tử vong.”


Thời tiết giao mùa, hơn nữa ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa kéo dài đến tháng này đan xen với những ngày nắng, khiến nhiều em nhỏ bị bệnh. Trong đó có bệnh tiêu chảy cấp. Ở những địa bàn xa xôi, nhiều phụ huynh cho đến lúc này vẫn chưa hiểu về bệnh tiêu chảy cấp.
Anh Liêng Hót Ha Ty (Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Rất lo, trường hợp đấy mình không biết làm thế nào để hết sốt, hết bệnh tiêu chảy.”
Có những gia đình coi nhẹ bệnh tiêu chảy ở trẻ em, không kịp thời đưa con đến bệnh viện, khiến cho bệnh tiêu chảy cấp kéo theo nhiều biến chứng. Việc điều trị bởi vậy càng kéo dài thêm thời gian, tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe của em nhỏ.