Bệnh Whitmore được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể. Ở da thường biểu hiện là viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu. Người nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40 đến 60%.
Tuy nhiên, bệnh không lây lan từ người qua người. Đảm bảo vệ sinh cá nhân là điều kiện quan trọng để phòng tránh lây nhiễm bệnh này.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân có thể chủ động phòng bệnh Whitmore bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp phía đất, nước bẩn, đặc biệt là tại những nơi bị ô nhiễm nặng.
- Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở ao hồ, sông, suối bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động như giày, ủng, găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
BS CKI Phạm Đức Minh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khuyến cáo: “Khuyến cáo là mọi người nên giữ gìn vệ sinh, nhất là chân tay sau khi tiếp xúc với môi trường đất bẩn thì phải vệ sinh sạch sẽ. Ăn chín, uống sôi để hạn chế nguồn lây nhiễm của vi khuẩn gây bệnh Whitmore vào cơ thể.”
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần:
- Tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.
- Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch, đảm bảo vệ sinh.
Bác sĩ Minh cho biết thêm: “Nếu có những áp xe, phần mềm nào, viêm tấy, áp xe phần mềm lớn, đường kính trên 2 cm lên thì mình nên đi khám các cơ sở y tế để người ta theo dõi.”