Alo Doctor xin kính chào quý khán giả và tôi là Vũ Mạnh Cường.
Thưa quý vị, trong nhịp sống hiện đại khi mà không gian vui chơi ngày càng thu hẹp, rồi chế độ dinh dưỡng đa dạng và quá là phong phú, rồi áp lực việc học tập cũng như là nhiều vấn đề khác nữa đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của trẻ. Dẫn đến cái việc gia tăng nhiều vấn đề như là tăng động, giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ. Và những vấn đề đó không chỉ tác động trực tiếp tới con trẻ đâu, mà còn tạo nên một áp lực vô cùng nặng nề đối với gia đình và xã hội. Vậy thì làm sao để có thể nhận biết sớm lại điều trị kịp thời và xây dựng một môi trường phát triển lành mạnh cho con trẻ? Chúng ta sẽ cùng được biết đến trong chương trình ngày hôm nay với 2 vị khách mời.
Xin được giới thiệu BS CKI Trần Văn Công.
Bác sĩ Công
Chào Vũ Mạnh Cường, xin chào quý vị khán giả
Và vị khách mời tiếp theo là cô Trương Bích Phụng, là giáo viên của Trung tâm Giáo dục đặc biệt STEPS.
Cô Phụng
Xin chào anh Vũ Mạnh Cường, xin chào bác sĩ Công và xin chào quý vị khán giả.
Xin được chào đón 2 vị khách mời đến với chương trình ngày hôm nay. Câu chuyện ngày hôm nay cũng là câu chuyện mà em nghĩ là nó mang tính thời đại đấy. Chẳng hạn như bản thân Cường, Cường có những lớp dạy kỹ năng cho các bé, một trong những bé mà mình cần phải quan tâm rất là nhiều, đó là những bé mà có hồ chứng là tăng động, giảm chú ý. Cái điều đó làm cho nhiều khi là công tác giảng dạy của mình nó cũng gặp nhiều vấn đề. Thì không biết là tại sao Cô Phụng lại đến với công việc hỗ trợ cho các bé đặc biệt như vậy?
Cô Phụng
Bản thân tôi và các giáo viên của trường STEPS đã chọn con đường giáo dục đặc biệt. Thì chúng tôi nhận thấy rằng các em đều là một cá thể riêng biệt và các bạn đều có những điểm mạnh khác biệt so với các bạn còn lại. Thế nên là chúng tôi luôn muốn tạo một môi trường tốt nhất cho các em. Để các em phát triển toàn diện và đồng thời cũng nâng cao ý thức, nhận biết của cộng đồng về việc giáo dục đặc biệt này.
Vậy trong một môi trường đặc biệt như thế thì cô có gặp những khó khăn như thế nào không ạ?
Cô Phụng
Dạ tất nhiên là có gặp những khó khăn. Thứ nhất là tất cả giáo viên đều cần phải có sự kiên nhẫn. Các bạn này thì sẽ không kiểm soát được hành vi tốt và đôi khi các bạn sẽ dễ nổi giận hoặc là không tập trung, không ý thức được sự nguy hiểm. Cho nên chúng tôi lúc nào cũng phải tập trung hoàn toàn vào các em. Để cho các em đảm bảo sự an toàn và đồng thời cũng hướng dẫn cho các bạn cách quản lý cảm xúc của mình và quản lý hành vi.
Nghe Cô Phụng nói thì Cường lại đang cảm thấy hơi hoang mang và trăn trở nha. Tại vì những biểu hiện như là dễ nổi giận, hoặc là thoái lui ngôn ngữ, hoặc là đứng ngồi không yên. Thì cái đó cũng có thể hiểu rằng là bé nó có chút xíu hiếu động, nghịch ngợm. Vậy thì bác Công sẽ chia sẻ về vấn đề này như thế nào ạ?
Bác sĩ Công
Thì quả thật là có rất nhiều trẻ, nó rất hiếu động, nghịch ngợm, chạy lăng xăng suốt, không có lúc nào yên và nói liên tục. Trong số những em bé đó, có những em bé mang rối loạn về tăng động, giảm chú ý. Nhưng cũng có những em bé không có rối loạn đó. Và một vấn đề đó là nhiều phụ huynh lại không sẵn sàng chấp nhận rằng con mình có những rối loạn trong quá trình phát triển của thần kinh, dẫn đến tình trạng làm cho mình khó khăn và chậm trễ trong khâu chẩn đoán và điều trị.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, rối loạn tăng động, đảm chú ý là một dạng rối loạn thần kinh phát triển. Nó được đặc trưng bởi biểu hiện là giảm chú ý và hoặc tăng động, bốc đồng diễn ra trong một thời gian dài, ở nhiều môi trường khác nhau và có ảnh hưởng tới chức năng sống của em bé cũng như của gia đình và của môi trường.
Gia đình mà có em bé mà tăng động, giảm chú ý, mọi người không dễ chấp nhận đâu. Đó là chưa kể là những người khác không phải thuộc gia đình cũng đến và nói là “Trời ơi, con như vậy mới là thông minh, bé nó phải nghịch chút xíu nó mới thông minh chứ, rồi như vậy là bình thường thôi.” Chính vì vậy mà ba mẹ không chấp nhận việc con tăng động, giảm chú ý là việc rất thường gặp trong gia đình Việt Nam luôn. Nếu như ba mẹ không phát hiện và đưa con thăm khám trẻ thì có những hệ lụy nào sẽ diễn ra?
Bác sĩ Công
Đối với rối loạn tăng động, giảm chú ý, nếu chúng ta không can thiệp kịp thời mà nó diễn ra quá dài thì nó sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới giao tiếp của con này, tới kết quả học tập này, tới những khả năng tương tác về xã hội và về lâu dài nó có thể gây ra rất nhiều cản trở về sự hòa nhập, thích nghi với cuộc sống của em bé, thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé luôn.


Vậy thì điều gì đã dẫn đến tình trạng tăng động, giảm chú ý như vậy?
Bác sĩ Công
Xét về nguyên nhân thì nó có yếu tố thuộc về gen, nó có yếu tố thuộc về di truyền. Người ta thấy rằng những ông bố, bà mẹ mà có tăng động, giảm chú ý thì có nguy cơ sinh ra những em bé tăng động, giảm chú ý cao hơn nhóm không có tăng động, giảm chú ý. Và nó có sự tham gia của các yếu tố thuộc về môi trường như là thiếu hụt dinh dưỡng, dư thừa dinh dưỡng, các loại thuốc, các loại chất độc, nó cũng tham gia vào tương tác với gen đó để hình thành nên rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Vậy thì cái việc rối loạn thần kinh phát triển sẽ đóng bao nhiêu phần trăm trong việc làm cho bé trở thành tăng động, giảm chú ý?
Bác sĩ Công
Cái cụm từ rối loạn thần kinh phát triển là một thuật ngữ mà mô tả rất nhiều các dạng rối loạn khác nhau. Không phải chỉ có riêng ADHD, tức là rối loạn tăng động, giảm chú ý đâu. Nó có thể là rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, thoái lui ngôn ngữ, tương tác v.v.
Và cái rối loạn này có liên quan gì tới cấu trúc và hoạt động của não không ạ?
Bác sĩ Công
Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng là não bộ của những em bé hoặc người lớn mà có cái rối loạn tăng động, giảm chú ý này nó có sự khác biệt so với những người mà không có rối loạn tăng động, giảm chú ý này về mặt cấu trúc, về kích thước của não và về độ dày của vỏ não cũng như sự trì hoãn trong phát triển độ dày của vỏ não theo lứa tuổi.
Những nghiên cứu dựa trên hình ảnh học chức năng, ví dụ như cộng hưởng từ chức năng cũng cho thấy có sự khác biệt rõ về chức năng não bộ giữa 2 nhóm trẻ này. Và cái sự khác biệt này nó sẽ có biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện nó qua cả 2 nhóm triệu chứng chính mà người ta dùng đó để chẩn đoán.
Nhóm thứ nhất chính là nhóm về giảm chú ý. Trong nhóm giảm chú ý nó có đến những 9 tiêu chuẩn. Ở đây tôi kể một vài cơ bản như thế này là trẻ rất là khó lắng nghe trong cuộc trò chuyện, trẻ khó duy trì được sự tập trung khi được giao một hành động hoặc nhiệm vụ cụ thể, trẻ rất dễ bị kích thích, bị sao nhãn bởi những kích thích từ bên ngoài và đặc biệt là rất hay đánh mất đồ hoặc quên lịch trình sinh hoạt hàng ngày. Đấy là ở nhóm giảm chú ý.
Còn biểu hiện thứ 2 của sự khác biệt trong não bộ của 2 nhóm người này là nó thể hiện qua nhóm triệu chứng về tăng động và bốc động. Trong nhóm tăng động và bốc động này nó cũng có 9 triệu chứng dùng để chẩn đoán. Tôi có thể kể đến một vài triệu chứng cơ bản, ví dụ như là ngồi không yên, ngọ nguậy tay chân, cử động liên tục, cứ bồn chồn, bứt rứt hoặc là bé thì di chuyển liên tục. Người ta ví em bé như là một động cơ chạy suốt và không bao giờ biết cạn kiệt năng lượng là cái gì. Những biểu hiện đó chính là biểu hiện bên ngoài của sự khác biệt ở bên trong.
Khi mà nghe bác Công chia sẻ như vậy thì có nghĩa là khi mà phụ huynh thấy con mình có những biểu hiện như những gì mà bác Công vừa mới chia sẻ là phụ huynh là nên đưa con tới trường phải không ạ?
Cô Phụng
Dạ đúng rồi. Khi mà phụ huynh thấy được là con mình đang có những dấu hiệu như bác sĩ Công vừa đề cập trên thì chúng ta nên ngay lập tức đến thăm khám ở những bác sĩ hoặc là những chuyên khoa y tín về nhi hoặc là về giáo dục đặc biệt. Sau đó thì chúng ta có thể tìm kiếm những sự hỗ trợ từ chuyên gia giáo dục, chẳng hạn như là những trung tâm chuyên biệt hoặc là những trường chuyên biệt.


Để các con có thể tham gia học ở trong trường của mình thì cần phải có những tiêu chí như thế nào ạ?
Cô Phụng
Khi các em có thể tham gia học ở Trung tâm Giáo dục đặc biệt STEPS thì các em nên có giấy chứng nhận từ bác sĩ trước để xác định xem là vấn đề mà con đang gặp phải là như thế nào. Sau đó thì chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra một lần nữa trước khi xếp lớp cho con bé.
Ba mẹ mà giao con vào trường thì ba mẹ cũng kỳ vọng sự tiến bộ của con nhiều lắm. Các cô có bị áp lực với điều đó không?
Cô Phụng
Trước khi mà chúng tôi nhận bé thì chúng tôi cũng đã tư vấn rất là kỹ cho phụ huynh rồi. Tức là mình cũng sẽ trao đổi phụ huynh rằng là con đường này chúng ta có thể đi rất là dài, chứ không phải là chỉ ngày 1, ngày 2. Có những bạn tiến bộ rất là nhanh, tầm khoảng 3-6 tháng là các bạn đã tiến bộ rồi. Nhưng mà có những bạn thì phải cần thời gian lâu hơn vì bạn chưa kiểm soát tốt hình vi và cảm xúc của mình.
Cường được biết có thể là thông tin nó vẫn chưa có chính xác, đó là tăng động, giảm chú ý thì không thể điều trị dứt hết và nó có thể lặp lại nếu như nó gặp một môi trường thuận lợi cho nó để nó phát triển nữa. Vậy thì điều đó có làm cho các bậc phụ huynh nản chí hay không? Liệu chúng ta có những phương pháp nào để hạn chế nhất sau khi điều trị cho con đã giảm rồi, làm sao để hạn chế nhất việc tái lại?
Cô Phụng
Tất nhiên là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình rất quan trọng. Khi chúng tôi nhận bé thì chúng tôi cũng đã nói trước với phụ huynh là khi các bé học ở trường thì chúng tôi sẽ gửi những giáo án hoặc những hoạt động hoặc những lời khuyên mà ba mẹ có thể thực hiện ở nhà cho con để cho con có thể tiến bộ hơn tại nhà. Tại vì môi trường ở nhà và môi trường ở trên lớp sẽ hoàn toàn khác nhau. Cho nên là nếu có được sự hợp tác tốt nhất từ phụ huynh thì con đường mà bạn đi sẽ rất là nhanh.
Khi các bé tăng động, giảm chú ý, các con lớn lên thì liệu các con có thể hòa nhập 100% với cộng đồng hay không? Các con nên loại trừ những công việc nào ảnh hưởng tới các con hay không? Liệu các con có thể cán đáng tất cả mọi vai trò trong cuộc sống hay không?
Bác sĩ Công
Không những là rối loạn tăng động, giảm chú ý mà bao gồm hầu như hết tất cả những rối loạn phát triển thần kinh bao gồm rối loạn phổ tử kỷ, chậm phát triển v.v. Nếu mình nói rằng là hòa nhập 100% thì không có con số 100%.
Nó sẽ tùy từng bối cảnh, ví dụ những em bé rối loạn tăng động, giảm chú ý mà đặc biệt là mình không được can thiệp kịp thời, can thiệp trễ hoặc can thiệp không đến nơi đến trốn thì về lâu về dài khi trở thành người trưởng thành thì các bạn ấy có thể trở thành những người có cá tính khá là hung hăng, dễ có thể là bạo lực hoặc có những hành vi có thể bốc đồng và nông nỗi dẫn đến những hậu quả.
Nhưng mà nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và đặc biệt có sự đồng hành giữa chuyên viên trị liệu và gia đình cũng như sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng thì các bé sau này trở thành những người lớn cũng sẽ hòa nhập tốt và gần như là người bình thường.
Dạ vâng ạ, khi nãy bác có nói cụm từ là phát hiện sớm, điều trị hiệu quả nhưng mà thật sự luôn không biết cái nào mới là phát hiện sớm, cái nào mới là phát hiện kịp thời?
Bác sĩ Công
Khi ba mẹ phát hiện con có những dấu hiệu thuộc về 2 nhóm là nhóm giảm chú ý và nhóm tăng động bốc đồng, thì nghi ngờ là mình đi khám liền, bất kỳ lứa tuổi nào.
Từ nào em cứ nghĩ là tăng động, giảm chú ý chỉ là dành cho các bé nhỏ nhỏ thôi. Có nghĩa là bắt đầu các bé là mẫu giáo, tiểu học rồi đó, biết nhận thức rồi đó. Thì bây giờ là bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể vướng vào tình trạng là tăng động, giảm chú ý.
Bác sĩ Công
Trong số chúng ta ngồi đây cũng có thể có người có tăng động, giảm chú ý. Nhưng mà nó tùy thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh để chúng ta có bộc lộ ra hay không. Có nhiều người là đang đi xe rất là bình thường, tự nhiên nổi hứng lên cái là vọt ga lên để có cái cảm giác hưng phấn, chill chill đó, bốc đồng đấy.
Trong bạn bè, chúng ta đây có nhiều người cũng có tăng động, giảm chú ý nhé. Tất nhiên càng lớn thì cái triệu chứng nó càng giảm. Và phải gặp một cái bối cảnh, một cái môi trường phù hợp để nó kích động lên thì lúc đó mới bốc lộ cái triệu chứng ra.
Khi nãy thì bác nói rằng là cái việc mà tăng động, giảm chú ý đó, cái biểu hiện đó nó có thể đến ở rất là nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng mà đối tượng của trường của mình là thường là các bé ở độ tuổi như thế nào ạ?
Cô Phụng
Đa phần trẻ em mà tăng động, giảm chú ý ở trường em thì nó sẽ ở độ tuổi khoảng từ 2-5 tuổi là nhiều. Tại vì khi đó là ba mẹ đã bắt đầu phát hiện được những cái bất thường của con rồi, thì họ sẽ đến can thiệp ngay lập tức.
Sau đó nếu mà họ can thiệp kịp thời và có sự hỗ trợ tốt từ cả gia đình và nhà trường, thì khi mà bạn bắt đầu từ 5-6 tuổi trở lên thì bạn có thể bắt đầu học hòa nhập được. Khi đó là chúng tôi đã gửi bạn ra trường thường bạn học lại rồi, học hòa nhập cùng với cộng đồng.
Ở trường mình có những phương pháp hỗ trợ các con như thế nào? Và môi trường ở trong trường mình có những điều gì đặc biệt hoặc chuyên biệt để hỗ trợ cho các con hay không?
Cô Phụng
Trẻ em tăng động, giảm chú ý thì các bạn sẽ cần một môi trường rộng lớn để cho các bạn có thể hoạt động thể chất, giải tỏa những áp lực từ bên trong của bạn.
Bên cạnh môi trường tốt nhất cho bé thì chúng tôi cũng có tập trung vào những phương pháp giảng dạy, chẳng hạn như FACTS, chúng tôi dùng hình ảnh để có thể giảng dạy cho các con, hoặc là APA, hoặc là Montessori. Tùy vào những đối tượng cụ thể, chúng tôi sẽ thiết kế là một chương trình học hiệu quả nhất cho từng bé.
Rõ ràng là với mỗi bé, với mỗi mức độ khác nhau, các con sẽ có một điều trình điều trị, một phương pháp hỗ trợ đặc thù hơn.
Cô Phụng
Ở Trung tâm Giáo dục đặc biệt STEPS, chúng tôi xây dựng chương trình học dựa theo những đặc điểm của từng bé. Cứ mỗi 30 phút thì chúng tôi sẽ đổi một hoạt động để cho các bạn có thể tập trung. Chẳng hạn như là 30 phút đầu chúng tôi có thể dạy về ngôn ngữ, sau đó thì chúng tôi sẽ đổi sang học vận động. Vận động thì bao gồm có vận động tinh và vận động thô. Ở trường có cả hồ bơi và cả sân chơi, thì chúng tôi đã tích hợp những môn ngoại khóa đó vào trong quá trình học. Các em cũng được học nấu ăn, làm vườn và thí nghiệm khoa học. Tất nhiên là những môn học ở trường bình thường như thế nào thì chúng tôi đều áp dụng vào chương trình học của chúng tôi.
Có nghĩa là con không chỉ được điều chỉnh hành vi, mà con còn có thêm những kỹ năng mềm khác khi mà bước ra khỏi trường đúng không ạ? Đó là những phương pháp hỗ trợ từ giáo dục. Còn về y học thì chúng ta có những phương pháp điều trị nào thật là hiệu quả với trẻ tăng động, giảm chú ý không?
Bác sĩ Công
Một em bé khi có biểu hiện, nằm trong những nhóm giảm chú ý hoặc là tăng động bốc động, mình nghi ngờ thì chúng tôi sẽ sắp xếp cho bé và phụ huynh được gặp một ekip. Ekip này sẽ tối thiểu là sẽ có hai người. Người thứ nhất chính là một chuyên viên về tâm lý. Người thứ hai là một bác sĩ nhi khoa nhưng được đào tạo chuyên sâu về tâm lý nhi.
Họ sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn với ba mẹ và họ sẽ tương tác với em bé. Chuyên viên tâm lý sẽ đánh giá em bé thông qua các bài trắc nghiệm. Sau đó em bé sẽ được gặp bác sĩ nhi khoa chuyên về tâm lý để có thể khám sàng lọc những bệnh lý kèm theo, những bệnh lý về thực thể.
Sau đó hai người sẽ hội chẩn với nhau để đưa ra một kết luận chung. Khi đưa ra được kết luận chung rồi thì bắt đầu lên được phác đồ điều trị. Tùy vào mức độ nặng của triệu chứng ADHD, tùy vào lứa tuổi, họ sẽ đưa ra được một lộ trình can thiệp.
Có thể là can thiệp bằng thuốc, can thiệp về tâm lý hành vi, kết hợp với nhau tùy vào mức độ nặng. Đối với những bé tầm từ khoảng 4 đến 6 tuổi, thì các bác sẽ ưu tiên là can thiệp về tâm lý hành vi là đầu tiên. Tại vì lứa tuổi này quá nhỏ để có thể sử dụng thuốc.
Tuy nhiên với những bé đáp ứng rất kém với can thiệp này, triệu chứng rất nghiêm trọng, thì các bác có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc, người ta gọi là liệu pháp dược lý cho đối tượng nhỏ này. Còn đối với các bé tầm từ 6 tuổi trở lên, thì việc mà mình vẫn phải kết hợp với can thiệp tâm lý hành vi với liệu pháp dược học, thì lúc này liệu pháp dược học, tức là sử dụng thuốc được chấp nhận một cái rộng rãi hơn.
Khi nãy thì bác sĩ Công cũng có chia sẻ rằng là tùy theo mức độ của các con, mà các con là nên đến với những trung tâm giáo dục đặc biệt như thế này, hoặc là các con có thể tự điều trị ở nhà. Vậy thì mình có những khóa học dành cho các bậc làm cha làm mẹ, để các bậc làm cha làm mẹ có cách giáo dục con, hướng dẫn con, hỗ trợ con một cách hiệu quả không ạ?
Cô Phụng
Khi mà bé học thì chúng tôi sẽ cần có sự hợp tác từ phía gia đình. Cho nên là trong quá trình bạn học ở trường chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ phụ huynh để tìm được cách giảng dạy phù hợp nhất cho con tại nhà.
Ví dụ trong trường hợp là khi bạn đến trường thì bạn rất là ngoan, bạn rất là nghe lời cô giáo, thì cô giáo nói là bạn có thể thực hiện theo những yêu cầu của cô ngay. Nhưng khi mà về đến nhà thì ba mẹ nói, nhưng mà bạn không có trả lời, hoặc là bạn không có nghe theo, bạn chỉ có nằm đó hoặc là bạn cứ khóc.
Khi mà phụ huynh trao đổi với chúng tôi về việc đó, thì chúng tôi sẽ đưa ra hướng giải quyết. Chẳng hạn như là phụ huynh có thể dùng những câu ngắn gọn, thay vì mình sẽ nói một câu dài, thật dài với rất nhiều mệnh lệnh, chúng tôi sẽ dùng một câu ngắn gọn thôi. Chẳng hạn như là khi mà bạn muốn con ăn, thì bạn có thể nói là ngồi, lấy đồ ăn, thay vì nói là con ngồi đi, con lấy đồ ăn đi, thì như vậy rất là dài, bạn sẽ không hiểu được cái mệnh lệnh của chúng ta đưa ra.
Cảm ơn bác Công cũng như là cô Phụng đã đến với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, đã mang đến rất là nhiều kiến thức. Bên cạnh đó là những hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh nếu như có con em bị chứng tăng động, giảm chú ý. Vậy thì trước khi chia tay với cuộc đối chuyện ngày hôm nay, bác Công sẽ có những chia sẻ như thế nào với các bậc phụ huynh, những người cũng đang còn rất là lo lắng về những hội chứng đó của con ạ. Xin mời bác.
Bác sĩ Công
Trong suốt 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhi khoa, tôi nhận thấy trong việc mà chúng ta tiếp nhận và xử lý những em bé rối loạn phát triển nói chung và rối loạn tăng động, giản chú ý nói riêng thực ra cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn đầu tiên xuất phát từ chính gia đình. Sự sẵn sàng chấp nhận rằng con mình là một bé đặc biệt thì ngay trong chính gia đình đã không chấp nhận. Vì vậy tôi rất là mong muốn là phụ huynh mình sẽ cởi mở hơn, học hỏi nhiều hơn, thu thập nhiều thông tin hơn và bình tĩnh đón nhận bất cứ điều gì nó đến và sẵn sàng hợp tác với bác sĩ, với cô giáo, nhà trường để đem lại những thành quả tốt nhất cho em bé.
Một khó khăn nữa đến từ xã hội đó chính là sự gọi là kỳ thị từ xã hội hoặc những người họ không hiểu về những em bé đặc biệt này. Cũng hy vọng là thông qua chương trình để cho tất cả mọi người có nhìn thoáng, cảm thông và yêu thương các bé hơn.
Cảm ơn bác công ạ. Còn cô Phụng sẽ có những chia sẻ như thế nào ạ?
Cô Phụng
Với vai trò là một giáo viên ở một trung tâm giáo dục đặc biệt thì tôi cũng nhận thấy rằng việc quản lý hành vi tức là một việc rất quan trọng để cho chúng ta có thể hỗ trợ cho các bé và tìm hướng giải quyết kịp thời nhất. Song song đó cũng mong là các bậc cha mẹ có thể bình tĩnh và tìm cách giải quyết, tìm đến những chuyên gia tư vấn tâm lý có chuyên môn, có kinh nghiệm và những trung tâm giảng dạy có chất lượng để có cách xử lý kịp thời cho các bạn.
Một lần nữa xin được cảm ơn bác Công và cảm ơn cô Phụng đã đến với chương trình ngày hôm nay. Khi nãy thì Cường rất thích một cụm từ mà bác công chia sẻ dành cho các bé có hành vi rối loạn, tăng động, giảm chú ý đó là các bé đặc biệt. Có nghĩa là các con là những người đặc biệt chứ không phải là cá biệt. Tại vì khi mà chúng ta có sự cá biệt và nghĩ các con là cá biệt chúng ta sẽ có sự kì thị ở trong đó. Nhưng mà các con chỉ đặc biệt thôi. Chính vì vậy mà các con cần phải có một môi trường đặc biệt hơn nè, một sự quan tâm đặc biệt hơn nè thì hành trình trưởng thành đó sẽ lành mạnh và các con sẽ phát triển toàn diện và chúng ta có quyền hy vọng và đặt niềm tin vào điều đó.
Thưa quý vị, đến đây thì chương trình Alo Doctor xin phép được khép lại. Vũ Mạnh Cường và những người thực hiện chương trình cảm ơn quý vị đã luôn đồng hành, hỗ trợ và ủng hộ Alo Doctor bằng cách quý vị yêu thương, chia sẻ những câu chuyện của chính gia đình mình đến Alo Doctor và chúng tôi chắc chắn với những tình cảm đó thì Alo Doctor sẽ phát triển hơn nữa.
Xin thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại.