Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai?
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài phân lỏng (lớn hơn 3 lần/ngày). Nguyên nhân có thể do:
– Virus, vi khuẩn.
– Nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa.
– Ngộ độc thực phẩm.
– Hội chứng ruột kích thích.
– Tác dụng phụ của một số thuốc.
– Mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, bệnh Celiac.
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Tiêu chảy khi mang thai có thể dẫn tới 1 số hậu quả sau:
– Mẹ bầu mất nước, mệt mỏi, suy kiệt nếu tình trạng tiêu chảy và nôn mửa kéo dài.
– Có thể gây nên các cơn co thắt tử cung, cơn gò tử cung.
– Việc mẹ bầu tiêu chảy kéo dài, mệt mỏi lâu dần sẽ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai suy dinh dưỡng.
Điều trị tiêu chảy khi mang thai
– Bổ sung nước và điện giải: Đây là nguyên tắc điều trị tiêu chảy khi mang thai đầu tiên mà bất kỳ ai cũng phải thực hiện, kể cả mẹ bầu vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước, nếu không bù nước sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
– Mẹ bầu nên ngừng uống các loại nước ép hoặc đồ uống có sữa, đường vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
– Kiêng đồ chiên, nhiều dầu: các món chiên tuy ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối nên tránh xa những loại thực phẩm này.
– Nếu tình trạng tiêu chảy khi mang thai diễn biến ngày một nặng và không tự khỏi được, mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ bầu để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.