Trường hợp bệnh nhi H., 8 tuổi, trú tại Sóc Trăng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là ví dụ.
Theo chia sẻ từ gia đình bệnh nhi, khoảng 3 ngày trước nhập viện, đột nhiên trên mặt bệnh nhi hơi méo qua trái. Qua hôm sau, tình trạng méo miệng trở nặng hơn, người nhà lập tức đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thăm khám và điều trị.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo mặt, và tiến hành lên liệu trình tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhi.
Phương pháp điều trị gồm: tập vận động có trợ giúp, đề kháng, kéo giãn cơ; siêu âm; điện xung kích thích; laser châm kết hợp với tập dụng cụ.
Bệnh nhi cần luyện tập các phương pháp trên mỗi ngày nhưng tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thay đổi cách tập vận động phù hợp.
Tổn thương thần kinh ngoại biên phục hồi tốt nhất là trước 6 tháng. Sau khi hồi phục, bệnh nhi vẫn cần tập luyện để duy trì nhằm tránh thương tật thứ phát, học cách để trở về với cuộc sống sinh hoạt và học tập bình thường.
Đồng thời dự phòng các yếu tố nguy cơ để tránh đột quỵ tái phát, thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng để theo dõi sức khỏe. Sau 1 năm bệnh nhi sẽ phục hồi được tối đa.
Theo bác sĩ Trung tâm Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, liệt mặt (còn gọi là liệt bell, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, thường xuất hiện đột ngột sau khi ngủ dậy.
Để phòng tránh đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần nhắc nhở trẻ vận động, tập thể dục hàng ngày; không thức khuya sau 11h đêm; tránh gió lạnh; không để quạt/máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt.
Đồng thời nâng cao sức đề kháng bằng các thực phẩm tăng cường đề kháng, phòng ngừa cảm cúm, các bệnh tai mũi họng và các loại virus gây bệnh…