Bệnh xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu dữ dội, buồn nôn và cứng gáy, ở trẻ nhỏ có thể quan sát thấy tình trạng quấy khóc, chán ăn, li bì hoặc sốt huyết dưới da.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến chỉ nặng, gây hôn mê, co giật, trụy mạch và thậm chí tử vọng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đình Qui – Phó Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết:
“Có hai triệu chứng mà khi thấy là phải nghĩ ngay đến viêm não mô cầu. Thứ nhất là bệnh nhân có sốt kèm phát ban dạng tử ban. Các nốt ban có màu tím sẫm ở trung tâm, viền ngoài rì rì như bản đồ, và có dấu hiệu hoại tử. Trong vòng 24 giờ, các nốt ban có thể lan rộng khắp cơ thể, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh rất nghiêm trọng.”
Vi khuẩn gây viêm não mô cầu trú trong niêm mạc hầu họng và lây qua dịch tiết đường hô hấp. Ở trẻ em, bệnh dễ bị nhầm với các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường, dẫn đến chẩn đoán và điều trị chậm trễ, làm tăng nguy cơ biến chứng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Đình Qui chia sẻ thêm:
“Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm não mô cầu là vi khuẩn tấn công lên não, gây viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết thể tối cấp. Sau thời gian ủ bệnh 3 – 4 ngày, bệnh có thể bùng phát dữ dội. Trẻ sẽ sốt cao liên tục, trong vòng 24 giờ có thể trụy mạch và tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kháng sinh kịp thời, đúng liều, bệnh nhân có thể vượt qua cơn nguy kịch chỉ sau 24 giờ.”
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa tiêm vaccine, giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh là biện pháp hiệu quả.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần cách ly người bệnh đưa tới bệnh viện ngay người tiếp xúc cần nên uống kháng sinh dự phòng.