Một bé trai 7 tuổi được chẩn đoán bị viêm mũi xoang, xuất huyết VA độ 3, tình trạng trong mũi và họng có nhiều dịch nhầy. Tình trạng càng trở nên nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh vào cuối năm. So với người trưởng thành, cấu trúc vò nhĩ ở trẻ nhỏ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút di chuyển ngược từ vùng mũi họng vào vùng tai, từ đó gây viêm tai giữa.
Chị Huỳnh Thị Ngọc Thuỷ, Quân Bình Tân, TP.HCM chia sẻ: “Bé bị sổ mũi, chảy mũi mỗi ngày, tối ngủ thì cái hơi thở cảm giác là khó thở và hơi bị khó khè.”
Đối với trường hợp các trẻ nhỏ tuổi hơn, thậm chí chưa biết nói, phụ huynh cũng cần kịp thời phát hiện những triệu chứng từ hành vi bất thường của trẻ để tránh những biến chứng như thủng màng nhĩ, chảy dịch tai, viêm tai giữa cấp, thậm chí dẫn tới viêm tai giữa mạn tính ảnh hưởng đến thính lực sau này.
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thuý, Trưởng Khoa Nhi – Tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: “Các bạn phải lưu ý, thường đi kèm sau viêm mũi họng là trẻ bị ho, sổ mũi vài ngày, sau đó là trẻ cứ cầm tai, chà sát vào tai, có nghĩa cái tai đó có vấn đề. Trẻ sẽ nghe kém cái tai đó vì tai trong có dịch, cho nên xương con hoạt động không bình thường. Tự nhiên nói chuyện với mình mà trẻ không nhìn thẳng vào mặt mình, cứ quay 1 tai sang để nghe. Tiếp là sẽ thấy dịch chảy ra từ tai, có thể đục hay vàng và hôi lắm thì đó là trẻ đã bị viêm tai giữa nhiễm khuẩn.”
Để bảo vệ trẻ trong mùa lạnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, cho trẻ đi ngủ sớm để tránh viêm nhiễm đường hô hấp. Đồng thời tập cho trẻ vận động, vệ sinh môi trường sóng xung quanh, đưa trẻ đi khám nếu phát hiện triệu chứng bệnh.