Điều gì khiến các bà mẹ bị tắc tia sữa?
Tất cả những vấn đề này thường do ống dẫn sữa không thông. Ống dẫn sữa bị tắc một phần hay hoàn toàn sẽ làm cho dòng sữa không thể chảy ra ngoài và bé không thể bú được. Nếu gặp phải những trường hợp như vậy mẹ có thể sẽ bị căng sữa quá mà sốt hoặc dẫn đến viêm, thậm chí là con sẽ không có sữa bú. Lúc đó, một vài nơi trên bầu ngực hoặc cả bầu ngực sẽ sưng lên, sờ vào thấy cứng và nếu kéo dài trong vài tiếng có thể gây sốt cao. Trước khi sốt, vùng da ở khu vực này có dấu hiệu sưng đỏ rất khó chịu. Núm vú và quầng vú có thể bị phình mạch máu và xuất hiện các đốm trắng trên núm vú.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa?
– Sữa mẹ không được kích thích, có thể là do bé không bú thường xuyên hoặc không cho bé bú đủ thời lượng.
– Mẹ có quá nhiều sữa và nó không được hút hết ra ngoài để chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo.
– Mẹ mang áo ngực quá chặt cũng khiến cho dòng chảy sữa không chảy đều.
– Mẹ mang áo ngực quá rộng làm cho bầu ngực chảy xệ và gây áp lực lên tuyến sữa.
– Mẹ ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn có quá nhiều gia vị.
– Khu vực quanh tuyến vú bị trầy xước, bị tổn thương hở, dị ứng… và chưa đảm bảo vệ sinh cũng rất dễ gây sưng viêm, nhiễm trùng, áp xe
– Mẹ có triệu chứng căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh ra hormone và làm dòng sữa chảy chậm.
Một số lưu ý để giảm, tránh tắc tia sữa và áp xe vú
– Không điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tác động trực tiếp lên vùng ngực làm nghiêm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng của tuyến vú.
– Tắm ấm: Đặt khăn ấm lên ngực trước khi cho con bú để giúp tăng lưu thông máu và sữa.
– Massage ngực: Massage nhẹ nhàng các khu vực có tắc tia sữa để giúp sữa lưu thông tốt hơn.
– Cho con bú thường xuyên: Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp sữa được lưu thông tốt hơn.
– Đổi tư thế cho con bú: Thay đổi tư thế cho con bú sẽ giúp các tuyến sữa lưu thông tốt hơn.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể bạn sản xuất đủ lượng sữa và giảm nguy cơ tắc tia sữa.
– Giữ gìn vệ sinh tuyến vú là một trong những cách phòng bệnh áp xe vú hiệu quả nhất. Chị em phụ nữ nên sử dụng khăn ấm, sạch để vệ sinh vùng vú sau khi cho con bú. Khi cho con bú cần để ý thời gian, tránh tình trạng ngậm quá lâu. Ngoài ra, không gây tổn thương đến tuyến vú như trầy xước, nứt đầu núm vú, tránh ứ đọng, tắc tia sữa.
– Phụ nữ bị áp xe vú trong quá trình cho con bú nên nghỉ ngơi điều độ, tránh cho con bú vùng bị tổn thương.
– Khi có các dấu hiệu sưng, cảm giác đau nhói bên trong tuyến, bề mặt da vú có dấu hiệu chuyển sang màu tím nhạt, bắt đầu bong vảy… thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có nhiều kinh nghiệm để thăm khám, điều trị đạt hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân cũng như không ảnh hưởng sức khoẻ em bé trong thời gian cho con bú.