Alo Doctor xin chào quý khán giả và tôi là Vũ Mạnh Cường.
Thưa quý vị, trong y học có một ngành khoa học rất đặc biệt mang tính then chốt trong việc cứu người cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng bệnh nhân, đó là huyết học. Và đặc biệt, công tác truyền máu cứu người đã giúp cho hàng triệu bệnh nhân tìm lại sự sống. Và để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của huyết học cũng như là truyền máu, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với 2 vị khách mời trong chương trình ngày hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu TS.BS Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Khoa Huyết học, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM
Bác sĩ Thúy Hà
Xin chào MC Vũ Mạnh Cường, xin chào anh Minh, xin chào quý vị khán giả.
Và vị khách mời tiếp theo là anh Nguyễn Anh Minh, thành viên của Ban chủ nhiệm Cộng đồng Máu Hiếm TP.HCM.
Anh Minh
Xin chào MC Vũ Mạnh Cường, bác sĩ Hà và toàn thể khán giả.
Xin được cảm ơn hai vị khách mời đã đến với chương trình hôm nay. Đầu tiên thì chắc là câu hỏi xin được gửi đến cho bác sĩ Hà với vai trò là Phó Khoa Huyết học, bác sĩ hãy chia sẻ nhiều hơn về khái nghiệm huyết học là như thế nào ạ?
Bác sĩ Thúy Hà
Dạ vâng, xin cảm ơn câu hỏi của MC. Trước hết cũng xin chia sẻ với các quý vị khán giả truyền hình để hiểu sâu hơn thế nào là huyết học. Huyết học là một ngành khoa học, y học, chúng tôi nghiên cứu về các tế bào máu, các thành phần của máu.
Bên cạnh đó, huyết học còn là một chuyên ngành y khoa. Chúng tôi sẽ chẩn đoán những bệnh lý huyết học, những bệnh lý huyết học lành tính cũng như bệnh lý huyết học ác tính và chúng tôi đưa ra những phương án điều trị để cứu những bệnh nhân bị bệnh lý huyết học.
Quý vị chắc cũng nghe khá là nhiều về bệnh lý huyết học. Bệnh lý huyết học nhìn chung dù là lành tính hay ác tính, nó cũng thường là những bệnh lý mãn tính. Thực sự là những người bệnh khi bị bệnh huyết học, chất lượng cuộc sống của họ rất là kém. Bởi vì sao? Họ sẽ phải trải qua một quá trình điều trị gần như suốt cuộc đời.
Như vậy, vấn đề là những nhà làm nghề y của chúng tôi sẽ làm sao để chẩn đoán được bệnh cho những người bệnh mà bị bệnh lý những bất thường về huyết học và đưa ra những phương án điều trị. Thứ nhất là để duy trì cuộc sống của họ sao cho tốt nhất. Thứ hai nữa là có những trường hợp chúng tôi sẽ điều trị để bệnh nhân khỏi bệnh, để hòa nhập với cộng đồng. Và người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường cũng như tham gia vào lao động, học tập, cống hiến cho xã hội.


Ngồi trước bác trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay là một tình nguyện viên vô cùng tích cực với 60 lần hiến máu, trong gần 20 năm đúng không ạ? Từ năm 2006 đến nay. Điều gì đã thôi thúc anh Minh có thể tham gia hiến máu tình nguyện một cách nhiệt tình đến như vậy?
Anh Minh
Lần đầu tiên hiến máu thì đó là khi mình đang đi làm cơ quan tổ chức, rồi mình xuống mình tham gia mình hiến máu. Rồi sau đó khoảng một thời gian ngắn thì có thư mời gửi về nhà là thông báo là mời mình lên trung tâm để tư vấn. Mình cũng lên để thêm tư vấn như thế nào, máu mình có gì hay không?
Lúc đó anh lo không anh?
Anh Minh
Lo lắm, lúc đó rất là lo, lúc đó mình dắt cả vợ theo. Thì được tư vấn là mình có nhóm máu hiếm, máu cực hiếm ở Việt Nam. Từ đó mình đi hiến máu thường xuyên, đi hiến máu giống như là định kỳ vậy đó. Rồi tham gia câu lạc bộ, rồi kết nối với những người có cùng nhóm máu hiếm với mình, thì được các bác sĩ giống như bác sĩ Hà vậy, được những bác sĩ ở trung tâm hiến máu nhân đạo tư vấn mình là sống lành mạnh này kia để giữ gìn sức khỏe vì mình mang trong người là nhóm máu hiếm Rh(-). Đó là kỷ niệm lần đầu tiên đi hiến là mình nhớ hoài. Nhưng mà kêu lên tư vấn rất là sợ.
Và sau cái lần sợ đó và phát hiện ra là mình thuộc nhóm máu hiếm. Em thì em nghĩ vậy nè, không phải là ai mà thuộc nhóm máu hiếm người ta cũng tích cực hiến máu như anh đâu. Thì cái điều gì thôi thúc anh anh nghĩ rằng là cái việc mà mình tình nguyện hiến máu đó vô cùng cần thiết cho cộng đồng, cho xã hội, để anh tới 60 lần hiến máu như thế?
Anh Minh
Tại vì khi mình tham gia trong câu lạc bộ máu hiếm TP.HCM thì dần dần mình thấy rằng là cái sự khan hiếm của cái nhóm máu này, không chỉ ở TP.HCM mà ở các tỉnh nữa. Thì ở TP.HCM là mình may mắn là mình có được câu lạc bộ máu hiếm và hiện tại bây giờ nhiều tỉnh là chưa có câu lạc bộ máu hiếm luôn.
Mình tham gia ngoài cái việc mà mình hiến ở trong TP.HCM, đôi khi mình tiếp nhận những thông tin cần máu ở những tỉnh ở ngoài khi mình đi du lịch. Mình cũng có kết nối với những người có nhóm máu hiếm trên Facebook, trên Zalo, nếu mà có ai hiến được thì mình nhờ họ hiến giúp cho bệnh nhân. Còn nếu như mà ở địa phương nó không có người thì mình và trong nhóm nhỏ mình sẽ đi luôn, đi ra đó hiến cho bệnh nhân.
Rất là cảm ơn anh vì anh đã nhiệt tình. Và em thấy vậy nè là cái việc mà anh chủ động đi hiến máu, hiến máu một cách tình nguyện và xem đó là trách nhiệm của mình, giống như anh nói là hiến định kỳ đó. Thì anh thấy việc quan trọng của việc hiến máu tình nguyện đó cứu sống bệnh nhân thế nào, anh cảm nhận rõ ràng ra sao ạ?
Anh Minh
Để chia sẻ giúp hỗ trợ cho các bệnh nhân thì rất là nhiều trường hợp bệnh nhân ở tỉnh lên TP hoặc bệnh nhân điều trị ở tỉnh luôn, thì thật sự là gia đình người ta cái nhóm máu này rất là hiếm, không phải là trong gia đình 10 người, 100 người là sẽ có người hiến cho người thân đâu.
Thì đôi khi đi hiến cho rồi cũng bị hiểu nhiều cái, rất là nhiều câu chuyện. Ví dụ như là những cô bán nước ở ngoài họ thấy gì mà tụ tập lại mà 5-7 người để hiến, người ta nghĩ là chắc mình đi bán máu hay là cái gì đó, nghĩ là mình ở đây giống như là vai trò cò máu.
Tháng 9 vừa rồi là em mới đi về Kiên Giang, em hiến cho một một ca ở dưới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, thì em cũng đi rất là nhiều tỉnh. Nhiều tỉnh mà người ta có câu lạc bộ, có hội nhóm nhưng mà đã hiến nhiều lần lắm rồi, không còn nữa.
Khi mà nghe anh kể chuyện thì bác Hà là nghe say mê, Bác Hà cảm nhận như thế nào về hành trình của anh?
Bác sĩ Thúy Hà
Thực sự những cái tấm gương như anh Minh hay là rất nhiều các anh chị khác thì rất đáng là trân trọng và rất là mong muốn những cái hình ảnh của các anh chị, những việc làm của các anh chị được lan tỏa trên khắp cộng đồng.
Tại sao người ta gọi là máu hiếm? Thì cái nhóm máu Rh(-), như anh Minh nói là cái nhóm máu Rh(-) thì với cái tỷ lệ cộng đồng người Việt mình, nó chỉ khoảng độ 0,07%. Mà một cái nhóm máu mà dưới 0,1% thì đã định nghĩa là cái nhóm máu hiếm. Do vậy thì đa số người Việt của chúng ta là nhóm máu Rh(+), như vậy thì những anh chị mà có nhóm máu Rh(-) là những anh chị có nhóm máu hiếm.
Và những người bệnh mà cũng mang cái nhóm máu Rh(-), khi mà người ta có bệnh lý huyết học hoặc là người ta bị chấn thương hoặc là người ta cần phải phẫu thuật, cần phải truyền máu thì cái nhu cầu về truyền máu là rất là lớn. Và cái lượng người đi hiến máu Rh(-) không có, tại vì bản thân người ở trong cộng đồng, cái tỷ lệ mình đã thấp rồi.
Mà ví dụ một người bệnh, có thể có người cần một, hai đơn vị, nhưng cũng có những người cần vài chục đơn vị máu, như vậy thì một người bệnh phải cần vài chục người đến hiến máu. Do vậy thì cái sự hoạt động của các anh chị trong cái câu lạc bộ máu hiếm thì rất là mang lại những lợi ích những cái to lớn đối với lại cộng đồng.
Việc truyền máu nó không chỉ đơn giản là một nghĩa cử cho và nhận, mà đôi khi nó còn là mạng sống, đôi khi mà chỉ cần trễ một chút xíu hoặc là không gặp đúng người thôi, thì mạng sống của bệnh nhân có thể đối diện với vô vàn những nguy hiểm. Và không chỉ có máu hiếm, mà cái việc truyền máu của tất cả những tình nguyện viên đều vô cùng ý nghĩa hết. Và em được biết rằng là tới thời điểm này thì công tác mà vận động mọi người hiến máu vẫn là một công tác mà được mọi người quan tâm và chú trọng. Thì bác sĩ sẽ chia sẻ nhiều hơn về tầm quan trọng của việc truyền máu cứu người.
Bác sĩ Thúy Hà
Bệnh lý huyết học thì rất là cần cái nguồn máu của những tình nguyện viên cho máu để làm sao những bệnh nhân bệnh lý huyết học có thể có được một lượng máu để thứ nhất là để trước mắt cứu mạng. Sau đấy là họ có thể hồi phục sau quá trình điều trị những bệnh lý, ví dụ như bệnh nhân hóa trị, người ta sẽ giảm máu rất là nhiều. Thì những cái mà cái nguồn máu rất là quý giá đó sẽ giúp họ hồi phục sau quá trình điều trị.
Thứ hai nữa là không chỉ có bệnh nhân huyết học cần về truyền máu, như là quý vị khán giả sẽ thấy rằng là trong thực tế thôi, những cái tai nạn, chấn thương, rồi những bệnh nhân bị bệnh các chuyên khoa khác. Ví dụ như là những bệnh nhân cần phẫu thuật chẳng hạn, phẫu thuật gan, phẫu thuật tim hay cái gì, tất cả những bệnh nhân đó đều cần phải truyền máu.
Mà máu thì quý vị biết rằng là máu chúng ta không thể sản xuất được, máu là một dược phẩm rất là đặc biệt, đến hiện tại chúng ta chưa sản xuất được máu. Do vậy máu là hoàn toàn từ người hiến. Vì vậy cho nên là máu là một cái mà không thể thiếu trong điều trị, không chỉ chuyên ngành khoa học mà rất rất nhiều chuyên ngành khác.
Khi mà lắng nghe bác sĩ Hà chia sẻ thì anh thấy rằng là cái việc của truyền máu cứu người là vô cùng là quan trọng luôn. Không chỉ là có máu hiếm mà tất tần tật các loại máu đều rất là quan trọng trong công tác cứu người. Và trong quá trình là tình nguyện, tình nguyện hiến máu, tình nguyện đi vận động thì cảm nhận của anh như thế nào về sự chung tay của tất cả mọi người trong cái công tác mà truyền máu cứu người hoặc là hiến máu cứu người như vậy.
Anh Minh
Giống như bác sĩ Hà nói là máu là không sản xuất được, thì từ khi em tham gia câu lạc bộ là em cũng luôn luôn nghe câu đó là máu không sản xuất được. Luôn luôn phải vận động mọi người đi hiến máu xung quanh em. Ví dụ như là em đi hiến máu là em cũng kể chuyện cho mọi người nghe, những người xung quanh, rủ mọi người đi hiến máu chung với mình. Thông thường là phần của em là em đi hiến máu cấp cứu là nhiều, cái cộng đồng máu hiếm của em thì em cũng có 2 cái nhóm là 1 cái nhóm cũng đi hiến định kỳ và 1 cái nhóm là đi hiến cấp cứu trong những trường hợp nào mà cần khẩn. Thì mấy anh chị giống như bác nói là bỏ hết công việc chạy đi từ Bình Dương, Bình Phước, chạy đi hiến.
Vận động hiến máu thì em cũng vận động vợ em, vợ em thì tính tới tuần vừa rồi là vợ em cũng hiến được 21 lần rồi. Thì con gái đầu của em học ngành y, em cũng vận động bé lên trung tâm hiến máu nhân đạo TP để hỗ trợ trên đó. Nhân viên của em thì em cũng cho đi hiến máu, cũng vận động vận động đi hiến máu, hiến xong thì em cũng cho nghỉ, cho nghỉ ngày đó, em vẫn cho hưởng lương, em tạo mọi điều kiện, mình vận động mọi người đi hiến máu.


Những cái việc mà anh làm rất có ý nghĩa và đúng là làm bằng tâm nên là ở đâu mình cũng tìm thấy được cái điểm chung, cái tiếng nói chung và ở đâu cũng thấy được cái nơi mà mình có thể là vận động được hết. Cái này nói thiệt cho em nghe là tại vì em nghe mọi người nói là đi hiến máu là bị mập đúng không anh? Bị phát tướng đúng không?
Anh Minh
Thì em thấy trong cái nhóm của em thì cũng có người mập, mà cũng có người ốm nữa, có người hiến hoài cũng không thấy lên cân, mà có người thì hít không khí thôi cũng mập rồi.
Vậy có nghĩa là mập hay ốm hay là tăng cân hay là giảm cân nó không phụ thuộc vào cái việc mà hiến máu đúng không ạ? Chắc là em nhờ bác Hà sẽ chia sẻ nhiều hơn.
Bác sĩ Thúy Hà
Về khía cạnh khoa học thì cũng xin khẳng định là hiến máu không thể làm tăng cân được, mình tăng cân là do cái chế độ ăn, rồi cái chế độ mình sinh hoạt, lao động, tập luyện. Thì mình lười tập, mình ăn nhiều thì nó mới tăng cân thôi, chứ hiến máu về mặt khoa học thì không tăng cân.
Quan điểm thứ 2 nữa là hiến máu mà có thể làm lây nhiễm, thì xin thưa rằng là quý vị là không thể làm lây nhiễm được, thậm chí đi hiến máu còn giúp cho những người hiến phát hiện được những cái bệnh mà trước nay mình không biết, mình không đi khám, mình không sàng lọc.
Bởi vì sao? Thứ nhất, các anh chị đi hiến máu đến sẽ được bác sĩ khám bệnh, khám đánh giá sức khỏe của mình, những người đến hiến máu sẽ được sàng lọc ban đầu. Sau đấy, sau khi mà các anh chị hiến máu về thì cái máu đó mang về trung tâm truyền máu chúng tôi sẽ sàng lọc những cái bệnh lây truyền qua đường truyền máu. Bên cạnh những bệnh lây truyền qua đường truyền máu chúng tôi còn sàng lọc những cái kháng thể bất thường trong cái máu của người hiến.
Thứ 3 nữa là khi mà các anh chị hiến máu, tất cả những dụng cụ hiến máu từ kim chích đến những cái túi máu là chúng ta sử dụng có một lần thôi. Và cái quy trình mà lấy máu nó tuân theo một cái quy trình nghiêm ngặt đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Do vậy hiến máu thì chúng ta chỉ có tốt cho chúng ta thôi chứ không thể nào mà làm lây nhiễm được.
Trong quá trình mà anh tình nguyện hiến máu, rồi anh đi kêu gọi mọi người chung tay cùng với mình, với câu lạc bộ của mình, thì anh cảm nhận tình thần tự nguyện, tình thần tình nguyện hiến máu của nhiều người trong cộng đồng như thế nào ?
Anh Minh
Cái câu slogan của em để em làm trên facebook là Ráng làm sao để cho Rh(-) nó không còn hiếm nữa, mình sẽ đi kết nối, mình sẽ đi kết nối nhiều nơi. Mình đi, bản thân mình đi hiến ở tỉnh giống như là mình truyền lửa cho các bạn.
Giống như là em đi về Kiên Giang em hiến, thì có một bạn trong group của em là ở Bạc Liêu thì bạn đó hỏi anh Minh ơi có cần không, em sẽ xuống với anh? Các bạn ở lân cận đó, ví dụ như Cần Thơ cũng vậy, Cần Thơ cũng đòi xuống luôn nữa. Thì bệnh viện chỉ cần một người thôi, một đơn vị thôi. Thì đó giống như là mình truyền lửa xong rồi, nói chung là cũng không hy vọng mà phải đi như vậy đâu, nhưng mà mình nâng cái tinh thần mà tự nguyện hiến máu cứu người.
Dạ vâng, bác Hà sẽ chia sẻ nhiều hơn về cái quy trình tiếp nhận máu và truyền máu của Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ạ.
Bác sĩ Thúy Hà
Dạ vâng, thì Trung tâm Truyền máu chúng tôi sẽ tiếp nhận máu chủ yếu ở 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra thì chúng tôi có một cái gọi là đơn vị tiếp nhận máu tại chỗ, chúng tôi tổ chức những cái buổi hằng ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 là chúng tôi sẽ tiếp nhận của các anh chị tình nguyện đến tại trung tâm hiến máu tại chỗ.
Bên cạnh đó thì chúng tôi sẽ có những cái chương trình, ví dụ như là một tháng sẽ có một ngày Chủ nhật đỏ để cho những cái anh chị hiến máu mình đến. Trong tuần mình đi làm, mình đi học, mình không thể đi hiến máu được, thì một tháng mình có một cái ngày đó cuối tuần mình thư giãn, mình đến, mình hiến máu.
Vậy thì cái quy trình của trung tâm truyền máu sẽ làm như thế nào? Trước hết thì chúng tôi sẽ tiếp nhận số lượng người hiến máu vận động từ Hội Chữ Thập Đỏ của các tỉnh sẽ gửi đến Trung tâm Truyền máu và Trung tâm Truyền máu sẽ xây dựng những cái kế hoạch để chúng tôi đến những cái địa phương đó để chúng tôi tổ chức cái buổi hiến máu.
Thì tổ chức cái buổi hiến máu, những cái người mà đến cho máu thì sẽ được khám sàng lọc, được lấy máu, cái máu đó mang về trung tâm, chúng tôi sẽ làm xét nghiệm sàng lọc. Và cái xét nghiệm sàng lọc đó thì bây giờ có những cái tiến bộ rất là nhiều tiến bộ, trên các đơn vị máu của các quý vị đến hiến, và chúng tôi sẽ làm xét nghiệm tìm những cái vật chất di truyền của những con virus lây truyền qua đường truyền máu. Do vậy thì những cái đơn vị máu của những người tình nguyện đến sẽ được sàng lọc rất là kỹ bằng kỹ thuật sinh học phân tử giúp chúng ta làm sao tăng độ nhạy, độ phát hiện, độ đặc hiệu của cái xét nghiệm này lên. Do vậy cái máu để thu gom về sản xuất và truyền cho người bệnh nó đảm bảo cái chất lượng và cái an toàn.
Và máu sau khi được sàng lọc thì sẽ được sản xuất, từ một cái đơn vị máu toàn phần chúng tôi sẽ sản xuất ra các thành phần như là hồng cầu, như là tiểu cầu như là huyết tương, cất tủ lạnh để truyền cho những người bệnh cần những cái thành phần đó. Và cái máu này chúng tôi cung cấp lại cho những cái bệnh nhân của Bệnh viện Chợ Rẫy, cung cấp lại cho các bệnh viện thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ mà chúng tôi phụ trách.
Một năm thì Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, chúng tôi thu gom được khoảng trên 150.000 đơn vị và đó là một trong ba trung tâm mà thu gom máu lớn nhất của cả nước. Và cái lượng máu mà chúng tôi thu gom được thì đáp ứng được cái nhu cầu điều trị cho những cái bệnh nhân trong cái khu vực chúng tôi phụ trách.
Ngoài ra thì trong năm 2023, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy của chúng tôi còn có thể là cung cấp cho một số cái tỉnh miền Tây Nam Bộ trong cái tình trạng mà báo chí cũng đã nói là có một cái tình trạng thiếu máu tạm thời, thì Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy cũng là một trong những đơn vị mà cung cấp máu cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong năm vừa rồi.
Rất là cảm ơn bác Hà và anh Minh đã đến với chương trình ngày hôm nay, để cho quý vị khán giả có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của huyết học cũng như là công tác truyền máu cứu người. Và bây giờ thì Alo Doctor cũng rất là mong muốn góp thêm một cánh tay nữa trong cái việc mà tiêu gọi vận động mọi người cùng tham gia tình nguyện thiếu máu. Thì em nghĩ rằng là em sẽ làm không tốt về trò này bằng anh Minh đâu. Anh Minh là vẫn thường xuyên vận động đúng không? Vậy thì anh Minh sẽ chia sẻ như thế nào, vận động như thế nào với quý vị khán giả của Alo Doctor.
Anh Minh
Cảm ơn chương trình Alo Doctor đã cho tôi có mặt ở đây. Tất cả mọi người có thể đi hiến máu. Thứ nhất là mình có thể kiểm tra được sức khỏe của bản thân mình được miễn phí, kiểm tra miễn phí. Khi mà mình hiến máu hành công thì là mình có giống như là mình làm được một việc thiện, mình giúp được, cứu được một người.
Khi nào mà còn đi hiến máu được là sức khỏe của mình còn rất là tốt. Thực sự là em rất là mong muốn nhiều người đi hiến máu, tại vì cái cộng đồng máu hiếm Rh(-) trong cộng đồng nó rất là ít. Một phần theo em nghĩ, ít người đi hiến máu thì ít phát hiện, còn nếu toàn bộ mọi người đi hiến máu thì sẽ phát hiện rất rất là nhiều người có cái nhóm máu Rh(-) âm này thì nó sẽ không còn hiếm nữa. Tại vì mục tiêu của em đặt ra khi em làm ban chủ nhiệm, mục tiêu của em đi kết nối là em mong muốn sao cho cái nhóm máu của em đó không còn hiếm là cái thứ nhất. Cái thứ hai là luôn luôn có máu để điều trị cho các bệnh nhân, không để bệnh nhân họ phải nằm ở đó họ chờ đợi máu, đợi đủ máu mới được phẫu thuật.
Cảm ơn những chia sẻ của anh Minh, anh Minh không phải là người giỏi nói nhưng anh Minh là người giỏi làm, giỏi hành động và hành động rất ý nghĩa, hành động rất là nhiệt tình, cảm ơn anh Minh vì điều đó, đã đóng góp cho cộng đồng. Và tiếp theo lời của anh Minh cũng như là truyền thêm cảm hứng cho quý vị khán giả thì bác Hà sẽ có những chia sẻ như thế nào?
Bác sĩ Thúy Hà
Cũng xin cảm ơn anh Minh, xin cảm ơn các tình nguyện viên trong câu lạc bộ máu hiếm và cũng xin cảm ơn hàng triệu triệu những người anh chị tình nguyện viên hiến máu. Chúng ta đã bền bỉ những cái hành động này trong rất rất nhiều năm nay và chúng ta đã mang lại những cái hiệu quả rất là tích cực, mang lại cho người bệnh cũng như cho xã hội. Và tôi cũng chỉ muốn nói rằng là ngay từ cái câu slogan Hiến máu cứu người – nghĩa cử cao đẹp. Mỗi một giọt máu chúng ta cho đi – một cuộc đời của bệnh nhân sẽ ở lại.
Dạ vâng ạ, cảm ơn những chia sẻ của bác Hà, cảm ơn những chia sẻ của anh Minh. Và quả thực là câu chuyện ngày hôm nay không chỉ là câu chuyện của việc truyền máu cứu người đúng lúc, kịp thời, hiệu quả ra sao, mà là câu chuyện của sự nhân văn, của sự nhân ái, của sự hỗ trợ, của sự cho đi trong việc cứu người nữa, cái việc đó rất là quan trọng. Và chính điều đó đã thôi thúc từ những người nghiên cứu cho tới những tình nguyện viên đồng lòng.
Cảm ơn quý vị đã đồng hành và dõi theo chương trình. Thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại.