Thạc sĩ, bác sĩ Lương Thị Mỹ Tín, khoa Thận Nội Tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, nhấn mạnh: “Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cần chế độ ăn đặc biệt, tùy thuộc vào từng loại rối loạn chuyển hóa. Mỗi bệnh sẽ có một chế độ ăn riêng biệt.“
Thuốc điều trị hỗ trợ được chia làm hai nhóm chính: Thuốc giảm các chất chuyển hóa không được chuyển hóa. Vitamin và khoáng chất: Do cơ thể trẻ không chuyển hóa được một số chất, dẫn đến thiếu hụt, cần bổ sung với liều lượng phù hợp.
Bác sĩ Tín lưu ý: “Việc bù đắp dưỡng chất phải vừa đủ để cơ thể phát triển, nhưng không quá nhiều để tránh ứ đọng chất gây độc.“
Việc theo dõi sự phát triển của trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ cần nắm rõ những chất nào con mình không chuyển hóa được để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là bệnh lý phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ gia đình và đội ngũ y tế. Việc điều trị đúng cách và kịp thời sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển khỏe mạnh và hòa nhập cộng đồng.