Đây là thông tin mở ra hy vọng cho những bệnh nhân đang chật vật với căn bệnh khó chịu này.
Bệnh nhân này đã phải chịu đường những mảng da, bông tróc, đau rát suốt nhiều năm. Dù đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng bệnh vẫn dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giữa ngủ và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh nhân chia sẻ: “Từ lúc tôi phát bệnh lên tới bệnh viện là khoảng 4 năm, nằm trên giường là khoảng trên 1 năm. Tới cái giai đoạn mà nó co rút gân nhiều nhất như con rắn mà nó mới lột da”.


Theo thống kê của Hiệp hội Gia liễu Việt Nam khoảng 2-3% dân số mắc bệnh vẩy nến. Trong đó, 30% có nguy cơ tiến triển thành viêm khớp vẩy nến.
Việc điều trị trước đây chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng. Nhưng hiện nay với sự ra đời của thuốc sinh học, bệnh nhân đã có thêm lựa chọn điều trị hiệu quả hơn.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi chia sẻ: “Thuốc sinh học hay người ta còn gọi là những thuốc nhắm trúng đích. Trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vẩy nến thì chúng ta biết rằng nó có những rối loạn về miễn dịch. Vậy thì thuốc sinh học nó sẽ đánh sâu vào những cơ chế sâu bên trong của bệnh vẩy nến. Ở những cơ chế miễn dịch như đánh vào những size tokin gây viêm, ví dụ như Interleukin-17 hay Interleukin-23. Thì khi mà thuốc sinh học ức chế những Interleukin đó, thì nó sẽ làm kiểm soát tốt hơn bệnh vẩy nến.


Bệnh nhân chia sẻ: “Thuốc sinh học này rất là hay. Một mũi đầu thấy là cái thuốc mà nó vô, cô người mình nó có phản ứng. Mũi thứ hai là cái chân bắt đầu đứng lên được”.
Hiện nay, thuốc sinh học đã có mặt tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Dù còn những rào cản nhất định, những lựa pháp sinh học đang mở ra một hướng đi mới trong điều trị vẩy nến, mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân, giúp họ tìm lại được sự tự tin và một cuộc sống chất lượng hơn.