Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, theo các nghiên cứu và kinh nghiệm y khoa, chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ loại thuốc nào có khả năng phòng ngừa say nắng hoặc sốc nhiệt.”
Bác sĩ Nghĩa nhấn mạnh rằng việc phòng ngừa say nắng, say nóng hay sốc nhiệt vẫn phải dựa vào các biện pháp phi hóa học và bảo vệ vật lý.
Các biện pháp phòng ngừa say nắng, say nóng hiệu quả nhất vẫn là: Uống đủ nước, đặc biệt là nước điện giải, đảm bảo thông thoáng không khí, mặc quần áo rộng rãi, sáng màu, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dưới trời nắng nóng.
Người dân cần cảnh giác với các loại thuốc được quảng cáo là có khả năng chống say nắng, say nóng, vệc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.