Không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, mà nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách, thì bệnh nhân có thể mất chức năng khớp vĩnh viễn.
Sau tai nạn giao thông, bệnh nhân bị gãy xương mâm chày, nhưng do không nhận thức mức độ nghiêm trọng nên chỉ báo bộ. Tuy nhiên, cơn đau không thiên giảm mà còn nặng hơn. Và buộc phải nhập viện để được chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân sau khi đến khám bệnh cho hay: “Tôi thấy mọi khi ai cũng bảo là bị gãy xương, rạn xương thì phải bó bột. Lúc đầu thấy bó cố định có một nửa bột để giữ cái chân không chịu nổi. Chân nó sưng nên nó nóng lắm, mà nó ê buốt. Mà từ khi hôm mổ lên cái là chỉ đau vết mổ thôi. Không tí nào buốt nữa, rất ổn định.”


Nhiều người e ngại phẫu thuật và thường chọn phương pháp bó bột do tâm lý sợ đụng nhau kéo.
Tuy nhiên, với một số tổn thương nghiêm trọng, phẫu thuật là phương án bắt buộc để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, các công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng trong chủ đoán và điều trị cho phép mô phỏng chi tiết các tổn thương gãy vỡ xương.
Điều này giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, nâng cao hiệu quả phẫu thuật và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.


Bác sĩ Thành Toàn cho hay: “Ngay vùng mâm chày có rất nhiều xương và cấu trúc khác nhau. Nhưng với mô hình CT, sau khi dựng hình xong và được lập bởi các phần mềm ra, thì chỉ còn lại các tổn thương xương thôi. Thì sẽ cho ra mô hình bằng kích thước”.