Việt Nam có hơn 400 đơn vị chạy thận, phục vụ cho 30.000 bệnh nhân mỗi năm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa hiện đang điều trị 500 bệnh nhân, tiếp nhận 5 ca mới mỗi tuần. Tình trạng gia tăng số ca tạo áp lực lớn cho cơ sở và đội ngũ y tế.
TS. BS Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà: “Công việc khá nhiều và bệnh nhân khá đông. Ca tối thì làm từ 3 giờ chiều tới 1 giờ đêm, xong phải chuẩn bị máy móc, lau chùi dọn dẹp để chuẩn bị cho sáng mai đón ca mới 7 giờ. Cứ như thế mỗi ngày, về rất là trễ, 1-2 giờ đêm mới về.”
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn, đặc biệt là suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn, khiến nhiều người phải đối mặt với những khó khăn lớn với cả kinh tế lẫn tân thần. Bệnh nhân: “Bác điều trị ở đây cũng được 10 năm, là chi phí nặng lắm. Nhưng mà không sao, nhờ bên cạnh là các y bác sĩ, họ động viên, họ nhiệt tình mình qua những cơn đau đó.”
Chính vì vậy, không chỉ tập trung vào công tác điều trị, đội ngũ y bác sĩ đã sát cánh hỗ trợ bệnh nhân vượt qua áp lực tâm lý.
BS Võ Khôi Vũ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà: “Ở đây mỗi bác sĩ, mỗi kỹ thuật viên cũng là một người mà luôn phải chia sẻ những vấn đề tâm lý, tìm hiểu những vấn đề, những khúc mắt của bệnh nhân để cùng bệnh nhân giải quyết, giúp họ hiểu rõ căn bệnh của mình, để họ không có quá bi quan.”
Tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm ấy, không chỉ giúp duy trì nhịp sống cho bệnh nhân, mà còn trở thành chỗ dựa vững chắc, thắp lên niềm tin và hy vọng trong hành trình chiến đấu với bệnh tật của mỗi bệnh nhân chạy thẳng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.