Gần đây, những chị em trong độ tuổi từ 27 đến 45 đi thăm khám tại các bệnh viện để tầm soát ung thư cổ tử cung không còn là chuyện hiếm. Bởi đây là căn bệnh ung thư duy nhất biết được nguyên nhân. Vì vậy, người trưởng thành hoàn toàn có thể chủ động dự phòng HPV và tầm soát định kỳ để ngăn ngừa những rủi ro không đáng có.
Ngoài nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, việc nhiễm HPV dai dẳng ở phụ nữ cũng có thể gây thêm các bệnh lý khác như ung thư âm đạo, âm hộ, nguy cơ lây truyền HPV từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Còn với nam giới, việc nhiễm HPV cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như mụn cóc sinh dục, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng.
Hệ luỵ khi người trưởng thành nhiễm HPV không chỉ dừng lại ở chất lượng cuộc sống.
TS.BS Bùi Chí Thương, Trưởng Khối sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Người trưởng thành mà bị nhiễm HPV thì có nhiều hệ lụy, đầu tiên là lo lắng. Nếu như không được tư vấn, không được bác sĩ hay nhân viên y tế tư vấn một cách tận tình để người ta hiểu rằng là đừng có quá lo lắng. Cái thứ hai, nếu mà giai đoạn trễ có thể dẫn đến những tổn thương tiền ung thư thì chúng ta phải gì đi khám bệnh cũng tốn tiền. Cho phương pháp trị bệnh cũng tốn tiền. Trễ hơn có thể ảnh hưởng đến về tuổi thọ. Thứ hai là chi phí của cả gia đình và xã hội. Chính vì vậy, khi người trưởng thành được bảo vệ có nghĩa là gia đình và cộng đồng được hưởng lợi tốt nhất, bởi đây là độ tuổi lao động chính của xã hội.
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, nếu Việt Nam làm tốt Chương trình dự phòng, sàng lọc và điều trị HPV sẽ không chỉ giúp giảm 300 ngàn ca tử vong do ung thư cổ tử cung đến năm 2100, mà còn mang lại lợi ích kinh tế gấp 5-11 lần, và lợi ích kinh tế-xã hội gấp 8-20 lần so với chi phí dự phòng, đồng thời hướng tới mục tiêu xoá bỏ HPV trong cộng đồng trong tương lai.
Nội dung này do Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục. VN-GSL-00916 21062026