Đã 2 lần không giữ được thai, lần mang thai thứ 3 này chị Cúc rất lo lắng khi nhận thấy xuất hiện nhiều triệu chứng bất an.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra do cơ thể mẹ bị rối loạn chức năng dung nạp gluco làm tăng lượng đường trong máu hơn mức bình thường, theo thống kê của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới. Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8% cao hơn khoảng 5 lần so với giai đoạn 2001-2004, tức là cứ 7 phụ nữ đang thai lại có 1 người mắc bệnh.
Bác sĩ Phạm Hồng Phong – Trưởng khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết Những người mẹ bị thừa cân hay là béo phì, những người mẹ khác tiền sử đái đường thai kỳ và đặc biệt là những người mẹ trước đó có bị đái đường, khi mang thai thì phải kiểm soát.
Quan sát các thay đổi của cơ thể và duy trì khám thai định kỳ, tiêm soát tiểu đường thai kỳ để phát hiện bệnh ngay từ sớm là vô cùng cần thiết.
Tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh có thể được kiểm soát bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu đã được chặn đoán bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thuận theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.